Làm sao để cành mang trái to khoẻ – Vai trò và tác dụng của “Cành bơi” đối với cây sầu riêng như thế nào?

Làm sao để cành mang trái to khoẻ – Vai trò và tác dụng của “Cành bơi” như thế nào?

🌵 Rất nhiều vườn tình trạng cây 4 hoặc 5 năm nhưng cành mang trái rất nhỏ, khó đủ lực để mang trái, nếu có thì ít trái, trái nhỏ, dễ bị gãy cành.

🌵 Nếu cây chăm sóc kém, thân nhỏ thì cành mang trái nhỏ là chuyện bình thường, nhưng khi cây phát triển khỏe mạnh, thân to mà cành mang trái nhỏ thì khả năng là do bà con  chưa biết cách dưỡng những “cành bơi”

🌱 Kỹ thuật này được đúc kết từ kinh nghiệm thực tế của nhiều bà con nông dân kết hợp với lý thuyết khoa học và trải qua nhiều năm áp dụng ở các vùng chuyên canh sầu riêng như Tiền Giang.

🌱 Giúp cành mang trái to khỏe qua mỗi năm, năm thứ nhất cành nhỏ mang được một trái, năm hai cành to hơn mang được 2 – 3 trái hoặc nhiều hơn nữa.

🔥 Vị trí cành bơi: 

  • Mọc từ thân của cành mang trái.

🔥 Đặc điểm:

  • Đây là những cành nhỏ (nhìn giống một chùm đọt cây). Một thân cành mang trái có thể mọc ra rất nhiều cành bơi.

🎯 Tác dụng của cành bơi:

🏅 Cung cấp dinh dưỡng để nuôi cành mang trái to khoẻ.

🏅 Là chùm lá dự bị cho chùm lá đầu cành khi chẳng may chùm đầu cành bị sâu bệnh và rụng hết lá.

🏅 Nếu một cành mang trái bị gãy bà con rất có thể phải cắt bỏ cả cành thì thật quá đáng  tiếc, thay vào đó bà con chỉ cần cắt phần bị tổn thương (cố gắng chừa thân cành mang trái càng dài càng tốt) sau đó dưỡng cành bơi nhiều thì cành đó sẽ tiếp tục sống và cho trái bình thường.

🏵 Cành bơi được chia làm 3 loại theo vị trí và hướng mọc:

⚡ Cành hướng lên – nên GIỮ LẠI

⚡⚡ Cành hướng ngang – nên GIỮ LẠI

⚡⚡⚡ Cành hướng xuống – cần phải LOẠI BỎ

🏵 Các giai đoạn nên và không nên để cành bơi đối với cây bình thường:

🌿 Trước khi cây có mắt cua: Cần cắt bỏ hết cành bơi để tập trung ra hoa.

🌿🌿 Từ khi ra mắt cua đến khi xổ nhuỵ: Nên giữ lại toàn bộ cành bơi vừa mọc ra để hổ trợ nuôi trái.

🌿🌿🌿 Từ sau xổ nhuỵ đến khi thu hoạch: Chỉ giữ lại những cành bơi đã già (mọc trong giai đoạn mắt cua), cần loại bỏ những cành bơi mới mọc vì cành mới này sẽ cạnh tranh dinh dưỡng của trái, nhưng cành già lại nuôi trái.

🌿🌿🌿🌿 Sau khi thu hoạch: Dưỡng tất cả những cành bơi đã có và mới mọc để nuôi cành quả to – mập giúp mùa sau có nhiều trái hơn.

Lời kết

🎯🎯🎯 Lý thuyết chỉ có thể nằm trên giấy tờ, bạn hoàn toàn có thể hiểu sai hay thực hành sai. 🔥 Nhưng một khi nó được áp dụng vào tận vườn, nhìn trực tiếp thì điều đó sẽ không thể nào sai được.

Cảm ơn quý bạn đọc đã cùng PHÂN BÓN YOO tìm hiểu về tác dụng của “Cành bơi” trên cây sầu riêng. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ mang lại nhiều thông tin hữu ích cho mọi người. 

Để biết thêm thông tin chi tiết về các sản phẩm của YOO, bạn vui lòng liên hệ đến hotline 0961.868.457 (Zalo) để được tư vấn và hổ trợ chi tiết hơn nhé!

Chúc quý bà con sẽ có những vụ mùa bội thu. Hẹn gặp lại mọi người trong các bài viết tiếp theo của PHÂN BÓN YOO!

Xem thêm: Mancozeb là gì? Tác dụng đối với cây trồng như thế nào?

Xem thêm: Vai trò của các chất Acid amin đối với cây trồng 

Xem thêm: Những việc cần làm khi Bưởi ra hoa

∗∗ Phân Bón YOO – Cam Kết Chất Lượng Trọn Đời ∗∗

—————

PHÂN BÓN YOO
Hotline: 0961.868.457 (Zalo)
Email: phanbonyoohcm@gmail.com
Fanpage: Phân Bón YOO (YOO FERTILIZER)
Địa chỉ: 168/11K, Ấp Thới Tây 2, Xã Tân Hiệp, Huyện Hóc Môn, Tp.Hồ Chí Minh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *