Nguyên nhân gây méo trái trên cây sầu riêng và biện pháp khắc phục

– Sầu riêng bị méo trái là niềm trăn trở của biết bao nhà vườn, việc chăm sóc sầu riêng như thế nào để hạn chế trái méo, có mẫu mã đẹp, trái tròn đều, đủ hộc, đạt hàng loại 1 giá thành cao là điều mà bà con nào cũng rất quan tâm.

– Vậy nguyên nhân nào dẫn đến trái sầu riêng bị méo và cách khắc phục như thế nào để mang lại hiệu quả kinh tế cao, thì xin mời quý bà con cùng Phân Bón YOO tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết sau.

I. Nguyên nhân làm trái bị méo

1) Thụ phấn không đều

  • Trong quá trình thụ phấn cây không có đủ dinh dưỡng, nên không đủ hạt phấn hoặc chất lượng hạt phấn yếu, dẫn đến quá trình thụ phấn diễn ra không hoàn chỉnh, bà con có thể nhìn thấy những biểu hiện này từ giai đoạn ban đầu khi trái chỉ bằng trứng cút.
  • Giai đoạn từ 4 đến 8 tuần sau khi đậu trái, bà con quan sát thấy trái tròn đều có nghĩa là sự thụ phấn hoàn chỉnh. Tuy nhiên, nếu cây bắt đầu đi đọt ở giai đoạn này thì sẽ làm cho trái kém phát triển đẫn đến bị méo trái.

2) Chế độ tưới nước

  • Khi trái sầu riêng cỡ ngón tay cái tưới thiếu nước cũng làm cho trái bị méo, tưới dư nước cũng làm sầu riêng bị méo trái hoặc bị rụng do sốc nước.

3) Dinh dưỡng không đáp ứng

  • Giai đoạn đầu của quá trình nuôi trái mà cây đi đọt, cơi đọt yếu, nên cây chỉ tập trung dinh dưỡng để nuôi đọt, không đủ dinh dưỡng nuôi trái làm trái bị méo, lớn chậm, dị dạng và trái còn có thể bị rụng hàng loạt.
  • Cây bị suy, lá còi cọc, nhỏ, vàng lá, cháy lá làm khả năng quang hợp của bộ lá yếu, dẫn đến quang hợp kém, tổng hợp dinh dưỡng không đủ để nuôi trái.
  • Trên cây cùng lúc có nhiều kích đợt bông, đợt trái khác nhau dẫn đến sự canh tranh dinh dưỡng, dinh dưỡng sẽ phân tán không đều có thể làm cho trái phát triển trước bị méo trái, chậm lớn.
Cây sầu riêng thường ra hoa nhiều đợt, nhất là trong mùa nghịch. Nhưng chỉ giữ lại và tỉa thưa hoa của đợt hoa nhiều nhất
Cây sầu riêng thường ra hoa nhiều đợt, nhất là trong mùa nghịch. Nhưng chỉ giữ lại và tỉa thưa hoa của đợt hoa nhiều nhất
  • Sau khi xổ nhụy nhiều nhà vườn bón phân hóa học quá sớm làm mất cân bằng dinh dưỡng.
  • Nhiều vườn không vệ sinh cây, cây quá rậm rạp, nhiều nhánh không tập trung.
  • Cạnh tranh dinh dưỡng trong cùng một chùm. Nhiều bà con sợ trái rụng nhiều giảm năng suất nên để quá nhiều trái trên cùng một chùm mà không tỉa bớt.

4) Do sâu bệnh

  • Cây bị sâu bệnh tấn công, rễ cây bị hư không đủ sức hút dinh dưỡng lên nuôi trái
  • Phun nhiều thuốc hóa học dẫn đến dư liều 

II. Biện pháp khắc phục

1) Thụ phấn bổ sung

Để sự thụ phấn đầy đủ thì cần có các điều kiện sau:

  • Hạt phấn phải khỏe, giàu sức sống
  • Vòi nhụy cương lâu, bởi vì khi sầu riêng nở hoa bao phấn tung hạt phấn thì bầu nhụy đã tàn lụi, nên sự tự thụ phấn rất kém.
  • Màu sắc hoa phải thực sự hấp dẫn côn trùng như ong mật đến thụ phấn giúp.

Ở khu vực Miền Tây

  • Bà con trồng sầu riêng với diện tích ít, làm trái vụ để trái được tròn đều, đủ hộc thì chiều tối bà con sẽ dùng chổi lông gà mềm quét lăn đều xung quanh các chùm hoa để phấn hoa dính đều vào các đầu nhụy giúp quá trình thụ phấn được đều hơn.
Sầu riêng Dona có thể tiến hành thụ phấn từ 17h, Ri6 có thể tiến hành thụ phấn từ lúc 18h
Sầu riêng Dona có thể tiến hành thụ phấn từ 17h, Ri6 có thể tiến hành thụ phấn từ lúc 18h

Ở khu vực Miền Đông

  • Bà con trồng với diện tích lớn, số lượng nhiều nên việc dùng chổi lông mềm để thụ phấn như Miền Tây sẽ không làm nổi, thụ phấn sẽ nhờ vào gió, côn trùng như: Ong, bướm,…
  • Sau khi xổ nhụy bà con khu vực Miền Đông sẽ đảm bảo kiểm soát cây không đi đọt để tránh cạnh tranh dinh dưỡng và tuyển trái, loại bỏ những trái méo, dị hình, chọn những trái tròn đều, đẹp.
  • Vì số lượng trái nhiều, loại bỏ trái dần dần cho đến khi trái to bằng cái chén thì quá trình tuyển chọn sẽ hoàn thành.

2) Kiểm soát nước tưới

  • Giữ độ ẩm đất phù hợp sẽ giúp sầu riêng nở gai, trái tròn đều.
  • Sau khi xổ nhụy 3 đến 4 ngày, tiến hành tưới nước từ từ, tưới cách ngày, mỗi ngày tăng dần thời gian tưới, tùy thuộc vào thổ nhưỡng từng vùng mà canh chỉnh thời gian, lượng nước tưới phù hợp tránh gây trình trạng sốc nước.

3) Cân đối dinh dưỡng

  • Để tránh hiện tượng cây đi đọt trong quá trình nuôi trái, bà con cần dìu một cơi đọt hoàn chỉnh, lá già trước khi cây xổ nhụy.
  • Bà con cần bón phân đạm hữu cơ tổng hợp, humic, phân NPK 22-10-8+TE cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng giúp để cây phát triển tốt hoàn thành cơi đọt.
  • Khi đọt sầu riêng lú như mũi giáo hoặc đuôi tôm, bà con cần tiến hành phun bổ sung qua lá KẽmMangan. Điều này sẽ kích thích hóc môn auxin giúp các tế bào mở ra nhanh hơn, các khớp tách ra một bộ lá đầy đủ và hoàn chỉnh.
  • Khi trái khoảng 25 – 30 ngày mà bị méo trái, cây có hiện tượng đi đọt, bà con cần chặn đọt bằng MKP PLUS hoặc YOO Chặn Đọt. Nếu đọt đã đi mạnh cần chặn gấp pha 1 – 2kg MKP PLUS pha cho 1 phuy 200 lít nước, phun ướt tán lá để ngăn đọt phát triển (đốt đọt).
  • Khi trái cỡ trứng gà bón phân NPK 18-18-18+TE kết hợp Trung Vi lượng Temix giúp hạn chế méo trái lệch tâm, 15 đến 20 ngày bón 1 , cung cấp đầy đủ dinh dưỡng nuôi trái, thúc trái lớn nhanh, tròn đều.

Nuôi trái vào nhân

  • Trái sầu riêng khi đạt 0.5kg có thể tưới nước đẫm, càng tưới nước trái càng nhanh lớn (không tưới quá nhiều). Khi trái được 1 – 1,5kg thì tăng liều tưới và kết hợp phân đạm hữu cơ tổng hợp.
  • Đồng thời bổ sung NPK 17-5-23+TE hoặc NPK 15-5-25+TE. Đây là giai đoạn vô cơm, tạo chất lượng quả nên bà con cần bổ sung thêm các nguyên tố Trung Vi lượng cho cây, để bộ lá có thể quang hợp tốt hơn cây hấp thu dinh dưỡng nuôi trái.
  • Giai đoạn trái khoảng 70 ngày tuổi bà con nên giảm hoặc bỏ hẳn hàm lượng Đạm, tăng lượng Kali (Kali hữu cơ, Kali Silic) để giúp trái chuyển hóa nhanh tinh bột và tăng phẩm chất trái cũng như màu sắc vỏ, trái bóng đẹp.
  • Bà con cần sử dụng cân đối giữa hàm lượng Đạm, LânKali cùng Trung Vi lượng để cây phát triển ổn định.

4) Quản lý sâu bệnh

  • Khi ra hoa và sau xổ nhụy, nên phun NNX-CSC hoặc Anacardic để phòng nấm.
  • Sử dụng tinh dầu sinh học (Cardanol Extra, Thảo mộc Repel) không gây nóng bông, phun định kỳ để phòng ngừa sâu bệnh cho cây.
Bọ trĩ gây hại trên cây trồng
Bọ trĩ gây hại trên cây trồng

Cảm ơn quý bạn đọc đã cùng PHÂN BÓN YOO tìm hiểu về nguyên nhân và cách khắc phục méo trái trên sầu riêng. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ mang lại nhiều thông tin hữu ích cho mọi người. 

Để biết thêm thông tin chi tiết về các sản phẩm của YOO, bạn vui lòng liên hệ đến hotline 0961.868.457 (Zalo) để được tư vấn và hổ trợ chi tiết hơn nhé!

Chúc quý bà con sẽ có những vụ mùa bội thu. Hẹn gặp lại mọi người trong các bài viết tiếp theo của PHÂN BÓN YOO!

Xem thêm: Mancozeb là gì? Tác dụng đối với cây trồng như thế nào?

Xem thêm: Vai trò của các chất Acid amin đối với cây trồng 

Xem thêm: Những việc cần làm khi Bưởi ra hoa

∗∗ Phân Bón YOO – Cam Kết Chất Lượng Trọn Đời ∗∗

—————

PHÂN BÓN YOO
Hotline: 0961.868.457 (Zalo)
Email: phanbonyoohcm@gmail.com
Fanpage: Phân Bón YOO (YOO FERTILIZER)
Địa chỉ: 168/11K, Ấp Thới Tây 2, Xã Tân Hiệp, Huyện Hóc Môn, Tp.Hồ Chí Minh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *